Rate this item
  • 0.00 / 5 5
(0 votes)

Văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam khác biệt nhiều so với phong tục cưới phương Tây. Với việc uyên ương Việt kiều tổ chức đám cưới ở khắp nơi trên thế giới thì phong tục truyền thống Việt Nam cũng được nhiều người biết tới. Mới đây, trên trang Huffington Post, một wedding planner tại Canada đã chia sẻ về những điều không thể thiếu trong đám cưới truyền thống tại Việt Nam. Đây cũng là những điều cần biết để các cặp đôi Việt kiều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới theo nghi thức truyền thống.

Các việc có thể tiết kiệm khi chuẩn bị đám cưới
Quá trình chuẩn bị cưới nên chú ý những điều gì?

Kết quả hình ảnh cho hinh ảnh đám cưới truyền thống việt nam

Trong đám cưới Việt Nam, lễ ăn hỏi cũng tương đương với lễ đính hôn của phương Tây. Hiện nay, nhiều cặp đôi chọn tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới trong cùng một ngày để tiết kiệm thời gian. So với lễ cưới, lễ đính hôn có phần quan trọng hơn về tâm linh vì đây là lần đầu tiên gia đình chú rể ra mắt nhà gái và chính thức ngỏ lời về đám cưới. Đám cưới sẽ do gia đình định liệu và quyết định phần lớn. Đặc biệt, wedding planner còn nhấn mạnh: “Không chỉ có cặp đôi cưới nhau mà gần như cô dâu chú rể sẽ phải “cưới” luôn cả gia đình hai nhà vì hai người sẽ làm quen với những người thân mới và có thể sống chung với gia đình chú rể”.

1. Đám cưới được tổ chức khi nào?

Trước kia, đám cưới Việt Nam thường trùng với vụ lúa, vì vậy thời điểm cưới thường bắt đầu vào mùa thu. Phong tục này được duy trì tới nay. Cưới vào mùa cuối năm cũng sẽ tận dụng được thời tiết mát mẻ, thuận lợi nên các gia đình thường chọn ngày cưới đẹp vào khoảng tháng 8 tới tháng 12 âm lịch.

2. Màu đỏ truyền thống

Người Việt Nam tin rằng màu đỏ mang tới may mắn nên thường xuyên sử dụng sắc màu này trong hỷ sự. Trong đám cưới, tất cả các mâm tráp (là lễ vật nhà trai mang tới tặng nhà gái) đều phải được phủ vải đỏ.

3. Sự quan trọng của những lễ vật

Các tặng phẩm do nhà trai mang tới thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái và cô dâu, vì vậy lễ vật đóng vai trò rất quan trọng. Có hai vật phẩm không thể thiếu trong đám cưới là trầu và cau vì cặp đôi này thể hiện sự gắn kết của uyên ương. Ngoài ra các loại lễ vật tượng trưng cũng thay đổi đa dạng như trà, rượu, trái cây, xôi hay heo quay tùy theo yêu cầu của nhà gái.

4. Lễ vật thường dùng để làm gì?

Ngay trong đám cưới, nhà gái sẽ tặng lại một phần vật phẩm cho nhà trai, gọi là lễ “lại quả”. Sau đó, lễ vật sẽ được nhà gái chia thành từng phần nhỏ, gửi kèm tới những người thân quen kèm theo thiệp mời đám cưới.

5. Đại diện gia đình

Trong suốt những nghi lễ cưới truyền thống, hai gia đình sẽ chọn ra đại diện là những người đàn ông lớn tuổi cùng với cha mẹ uyên ương để thưa chuyện với nhà thông gia. Ngoài những đại diện lớn tuổi, gia đình hai nhà cũng chọn ra đội bưng tráp và đỡ tráp là những thanh niên trẻ, chưa lập gia đình. Những thanh niên nam sẽ đại diện cho chú rể trao tráp lễ vật cho những cô gái trẻ là đại diện cho cô dâu.

Sau khi trao lễ vật và hai gia đình đã chuyện trò, uyên ương sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái để nhận được sự đồng ý tâm linh từ gia tộc nhà gái. Cuối cùng, nghi lễ kết thúc bằng việc cặp đôi trao nhẫn đính hôn cho nhau.

6. Quà hồi môn

Trong đám cưới, gia đình hai nhà sẽ tặng quà cho cô dâu mới. Quà tặng sẽ là vàng, trang sức trong đó sẽ có một bộ trang sức gồm dây chuyền, nhẫn, vòng tay, khuyên tai được chuẩn bị riêng để mẹ chồng tận tay đeo cho cô dâu. Đây là những món quà cô dâu được giữ riêng cho mình sau đám cưới.

7. Trang phục cưới truyền thống

Cô dâu sẽ mặc áo dài đỏ hoặc hồng có thể thêm chiếc khăn đóng. Chú rể cũng chọn áo dài cưới truyền thống. Hai màu sắc phổ biến nhất cho uyên ương là màu hồng hoặc màu đỏ cho cô dâu và màu xanh đậm cho chú rể.

8. Những quan niệm mê tín

Theo wedding planner tại Canada, văn hóa cưới của Việt Nam rất mê tín vì mọi người xem đó là điều không may mắn nếu kết hôn ở tuổi Kim lâu (Rất nhiều người cho rằng cách tính Kim lâu là lấy tuổi mụ của người nữ chia cho 9, dư ra 1, 3, 6, 8 thì đó là Kim lâu). Tuy nhiên không có khẳng định chắc chắn nào về những điều kém may mắn sẽ xảy ra khi cưới vào các năm này.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh thầy bói toán

9. Tiệc cưới

Mâm cổ là quan trọng nhất trong đám cưới. Nhiều gia đình đãi tiệc 2-3 hôm, còn lại đa số mời ít nhất 300-400 khách tới dự tiệc.

10. Khách mời

Không phải vị khách nào cũng được mời tới lễ ăn hỏi, rước dâu truyền thống mà chỉ tham gia vào tiệc đãi khách. Khách mời thân thiết có thể tặng quà nhưng đa số chọn cách mừng tiền trực tiếp cho uyên ương.

Previous Post THIỆP CƯỚI CAO CẤP - SANG TRỌNG - TINH TẾ
Next Post QUY TRÌNH CHUẨN BỊ CHO ĐÁM CƯỚI
Chat Zalo
Chat Facebook
0961.676.186